Latest News

Author: news 7/28/2021 4:26:52 PM

Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Mai Châu

Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình. Mặc dù là có địa hình hiểm trở nhưng lại có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng. Với vai trò cửa ngõ từ đồng bằng Bắc Bộ lên Tây Bắc và nước bạn Lào, suốt chiều dài hình thành và phát triển, huyện Mai Châu luôn gắn bó, hòa mình vào dòng chảy của lịch sử đất nước. Dưới đây là tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
 
 

1. Lịch sử hình thành Mai Châu

 
Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history" người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc. Sau khi quốc gia đầu tiên của họ, Vương Quốc Đại Lý, bị người Mông Cổ thôn tính, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Bắc Việt Nam và thường định cư ở các thung lũng thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp như Mường Lò, Mường Tấc. Mai Châu cũng là một trong những thung lũng được người Thái định cư và dần tách ra thành một nhánh riêng gọi là Thái Trắng, khác với Thái Đen ở hầu hết các vùng khác ở Tây Bắc.
 
Trong thời kỳ Phong kiến, những lãnh tụ Thái được gọi là phụ tạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quý tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt.
 
Dân cư ở Mai Châu 55% là dân tộc Thái, còn lại là các sắc tộc khác như Mường, H'Mong, Dzao. Vì vậy bản sắc văn hóa và lịch sử Mai Châu gắn liền với dân tộc Thái, nhánh Thái Trắng.

2. Trước Cách Mạng Tháng 8

 
Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Ngay từ thời nhà Trần, những người con của đất Mường Mai đã trấn ải biên giới, lập nhiều chiến công, được triều đình ban thưởng. Nghĩa quân áo đỏ của đồng bào các dân tộc ở Mai Châu đã nhiều phen làm cho quân xâm lược nhà Minh khiếp sợ. 
Trước năm 1945, xã hội người Thái ở Mai Châu được phân chia đẳng cấp rõ rệt. Thống trị xã hội là hệ thống phìa tạo cha truyền con nối, bên dưới là các tạo mường làm bang tá, chánh tổng. Trực tiếp cai quản ở làng, bản là các tạo poọng, tạo bản, giúp việc cho tạo là quáng xứ, quáng văn.
 

3. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp

 
Khi thực dân Pháp tấn công đánh chiếm trở lại Hoà Bình, chúng tăng cường bắt lính, càn quét, xây dựng bộ máy chính quyền tay sai, ra sức lừa phỉnh nhân dân bằng chiêu bài “Xứ Mường tự trị”.
Ngày 15-1-1950, quân Pháp rút khỏi Mai Châu do vấp phải nguy cơ bị đẩy vào thế thất bại. Mai Châu hoàn toàn được giải phóng. 
Tháng 11-1951, thực dân Pháp mở cuộc tấn công Hoà Bình lần thứ hai, chiếm đóng các vị trí trọng điểm, trong đó có Mai Châu, tổ chức tuyên truyền dụ dỗ nhân dân hòng khôi phục lại “Xứ Mường tự trị”. Nhân dân các dân tộc Mai Châu đã một lòng một dạ theo cách mạng, tiến hành tiêu thổ kháng chiến, đóng góp hàng vạn cây nứa, bương, tre phục vụ bộ đội đánh địch.
Trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, Mai Châu đã trở thành một trong số các căn cứ địa phục vụ chiến trường Tây Bắc. Chín năm kháng chiến kết thúc thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Kể từ đây, Mai Châu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm sau kháng chiến là khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955. Sau năm1975, khu tự trị Thái Mèo bị giải tán và chuyển đổi thành đơn vị hành chính như ngày nay.
 

4. Kháng chiến chống Mỹ

 
Trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn đói khổ, nhưng với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, toàn huyện Mai Châu đã huy động lực lượng thanh niên lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam và thực hiện nghĩa vụ của “hậu phương lớn” đối với “tiền tuyến lớn”.
 

5. Thời kỳ Đổi Mới tới nay

 
Đến nay, địa giới hành chính huyện Mai Châu ổn định với 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân và thị trấn Mai Châu. 
Nhờ vào hệ thống sông, suối khá dày đặc, cùng với lớp đất mùn độ phì nhiêu tương đối cao, Mai Châu được coi là địa phương có kinh tế ổn định của miền núi Tây Bắc với nền nông nghiệp trù phú. Mai Châu cũng có tình hình an ninh trật tự xã hội tốt và tỷ lệ người dân biết chữ ở mức cao. 
 
 
Những năm gần đây, Mai Châu được định hướng trở thành khu du lịch mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Tây Bắc cũng như tôn vinh văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số. Mai Chau Ecolodge vinh hạnh được tọa lạc tại thị trấn Mai Châu, góp phần phát triển kinh tế tôn vinh văn hóa bản địa của địa phương.
 
 
 

Other News

10 món quà phải mua khi đi du lịch Mai Châu

9/9/2021 4:35:29 PM
Mai Châu là mảnh đất trù phú với rất nhiều sản vật để bạn mua về làm quà. Một chút hương vị núi rừng sẽ làm cho kỷ niệm ...
KHÁM PHÁ

10 nơi nhất định bạn phải đến thăm ở Mai Châu

9/1/2021 10:11:55 AM
Dù chỉ cách Hà Nội 3 tiếng chạy xe ô tô, Mai Châu luôn bình yên và trong lành. Nơi sẽ đưa bạn ra khỏi nhịp sống hối hả của thành phố ...
KHÁM PHÁ

Nhà sàn người Thái - Nét độc đáo miền sơn cước

8/24/2021 5:13:06 PM
Đối với những người trót say mê vẻ đẹp của miền núi Tây Bắc, hình ảnh những nếp nhà sàn nằm san sát dưới triền núi chính là dấu ...
KHÁM PHÁ
Facebook
Tiktok
Youtube
Instagram